Visa kỹ năng đặc định chính thức được thông qua và những nỗ lực của Suganuma Group

26/05/2020

Visa kỹ năng đặc định chính thức được thông qua và những nỗ lực của Suganuma Group trong việc triển khai chương trình visa kỹ năng đặc định
 

        Để đáp ứng nhu cầu nhân lực tại Nhật Bản, tháng 7 vừa qua, Chính phủ Nhật Bản đã có chuyến thăm Việt Nam để dự buổi lễ trao đổi bản ghi nhớ hợp tác chương trình visa kỹ năng đặc định. Ngày 29/10/2019, Cục quản lý lao động ngoài nước đã chính thức ban hành biên bản hướng dẫn các công ty phái cử thực hiện triển khai chương trình visa đặc định Nhật Bản. Chương trình visa mới đã chính thức được thông qua.

1. Visa kỹ năng đặc định là gì?
Visa kỹ năng đặc định là một loại Visa mới được chính phủ Nhật Bản cấp cho người lao động nước ngoài có chuyên môn và tay nghề cao (có khả năng hành nghề ngay mà không qua đào tạo) nhằm đáp ứng với tình trạng thiếu lao động trong 14 ngành nghề đang ngày càng trở nên nghiêm trọng tại Nhật.

Khi được cấp Visa này, người lao động có cơ hội được làm việc dài hạn tại Nhật với mức thu nhập hấp dẫn cùng nhiều chế độ đãi ngộ tốt. Tuy nhiên, yêu cầu về trình độ chuyên môn khi xin xét duyệt loại Visa mới này cũng cao hơn.

https://www.vn.emb-japan.go.jp/files/000502638.pdf

2. Suganuma Group và những nỗ lực trong việc triển khai chương trình kỹ năng đặc định

Ngày 4/10, với sự hỗ trợ của Suganuma Group, Cục Quản lý lao động ngoài nước và Hiệp hội các nghiệp đoàn ngành dịch vụ lưu trú Ryokan và khách sạn toàn Nhật Bản đã ký Bản ghi nhớ hợp tác đẩy mạnh tiếp nhận lao động kỹ năng đặc định Việt Nam ngành dịch vụ lưu trú và khách sạn sang làm việc tại Nhật Bản.

Chương trình ký kết nhằm cụ thể hóa và tạo điều kiện cho lao động đặc định Việt Nam sang thực tập và làm việc tại Nhật Bản trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú và khách sạn. Bản ghi nhớ này sẽ thiết lập khung hợp tác hai bên thúc đẩy các hoạt động, hợp tác trong việc phái cử và tiếp nhận lao động đặc định Việt Nam trong lĩnh vực lưu trú và khách sạn đến Nhật Bản.

Ngoài ra, trong lĩnh vực điều dưỡng, Suganuma Group còn hợp tác với tập đoàn y tế của Nhật Bản, ký kết với các trường cao đẳng, Đại học tại Việt Nam để đào tạo sinh viên và triển khai chương trình kỹ năng đặc định ngành điều dưỡng.

3. Những thông tin cần biết về chương trình kỹ năng đặc định

 

► Điều kiện để đỗ visa kỹ năng đặc định đối với người lao động

Để có thể làm việc theo dạng visa kỹ năng đặc định, người lao động phải thi đỗ 2 kỳ thi, đó là kỳ thi đánh giá trình độ chuyên môn và kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật.

• Kỳ thi tiếng Nhật N4 Japan Foundation Test Basic (JFT Basic) – do Quỹ giao lưu quốc tế tổ chức hoặc JLPT N4 trở lên. «Riêng ngành Hộ lý chăm sóc người cao tuổi cần thi thêm chứng chỉ “Đánh giá tiếng Nhật hộ lý” (介護日本語評価試験

• Kỳ thi đánh giá trình độ chuyên môn: Từng bộ, ngành chủ quản Nhật Bản chủ trì xây dựng nội dung đánh giá. Bài thi làm trên máy tính, có thể biết kết quả ngay sau khi thi. Dự kiến tổ chức nhiều đợt thi mỗi năm.

⇒ Người lao động đăng ký dự thi năng lực tiếng Nhật và trình độ chuyên môn thông qua doanh nghiệp phái cử. Doanh nghiệp sẽ lập danh sách người lao động đăng ký thi và gửi đến Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.

 

► Đối tượng tham gia chương trình kỹ năng đặc định

Đối với trường hợp người lao động ở Việt Nam, sẽ có 2 dạng người lao động tham gia ứng tuyển. Dạng thứ nhất là thực tập sinh kỹ năng đã hoàn thành chương trình 01-03 năm trở về nước. Dạng thứ hai là ứng viên chưa từng sang Nhật nhưng có kinh nghiệm, chuyên môn trong lĩnh vực tuyển dụng vànăng lựcngoại ngữ nhất định.

• Thực tập sinh số 2,3 sau khi hoàn thành thời gian Thực tập sinh kĩ năng tại Nhật bản được coi là đáp ứng điều kiện về ngoại ngữ và nghề để trở thành lao động Tokutei Ginou số 1.

• Ứng viên chưa từng sang Nhật cần đạt chứng chỉ tiếng Nhật N4 – JFT Basic (tương đương JLPT N4) và chứng chỉ kỹ năng nghề dự kiến lao động tại Nhật Bản

Đối với trường hợp người lao động ở Nhật Bản, cũng sẽ có 2 dạng người lao động tham gia ứng tuyển. Dạng thứ nhất là thực tập sinh kỹ năng đã hoàn thành chương trình tập số 2 và số 3 tại Nhật Bản. Dạng thứ 2 là du học sinh hoàn thành khoá học ít nhất 2 năm tại các trường và có dự định chuyển sang visa lao động.

• Thực tập sinh hoàn thành chương trình hiện đang ở Nhật được chủ sử dụng tiếp nhận khi chuyển đổi tư cách lưu trú Tokutei Ginou phải làm thủ tục báo cáo tại ban Quản lí lao động Việt Nam tại Nhật Bản.

• Du học sinh có chứng nhận hoàn hành khóa học tối thiểu 2 năm tại Nhật Bản được xem xét chuyển đổi tư cách lưu trú Tokutei Ginou và làm thủ tục tại ban Quản lí lao động Việt Nam tại Nhật Bản.

 

► Chế độ đãi ngộ của visa đặc định

Vì là lao động có tay nghề nên sẽ được hưởng nhiều chế độ giống với người Nhật như là được tăng lương định kì theo năm, được thanh toán tất cả các loại bảo hiểm, được hỗ trợ nhà ở. 

Cụ thể:

• Được hưởng các quyền lợi theo luật cư trú, lao động, các luật và quy định liên quan khác của Nhật.

• Thời gian lưu trú dài.

• Được hưởng mức lương tương đương người Nhật Bản làm cùng vị trí và trình độ

• Có thể thay đổi công ty nếu có lý do chính đáng

• Được tổ chức tiếp nhận hỗ trợ một phần chi phí đào tạo ngoại ngữ và tay nghề.

• Được đài thọ vé máy bay lượt về sau khi hoàn thành hợp đồng.

• Đối với visa đặc định loại 2 có thể bảo lãnh người thân sang sinh sống , được làm việc trong môi trường hiện đại và chuyên nghiệp.

 

► Các công ty phái cử được phép đưa lao động sang làm việc theo diện visa kỹ năng đặc định

Chỉ những doanh nghiệp được Bộ lao động thương binh và xã hội cấp phép mới được thực hiện việc đào tạo và phái cử. Mới đây, Cục quản lý lao động ngoài nước đã xác nhận chính thức có 140 Công tyXKLĐ được cấp phép triển khai chương trình đặc định.

Danh sách:

http://www.dolab.gov.vn/New/TongQuanTTLD.aspx?&LIST_ID=1034&Key=5204

Trên đây, Suganuma Group đã chia sẻ đến các bạn các thông tin về loại hình visa mới đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng lao động Việt – Nhật. Visa kỹ năng đặc định mở ra cơ hội tuyển dụng nguồn lao động có tay nghề cho các doanh nghiệp Nhật Bản và cơ hội lưu trú dài hạn tại Nhật cùng điều kiện lao động lý tưởng hơn cho người lao động Việt Nam.